10 biểu tượng thương hiệu thành công nhất thế kỷ 20

Biểu trưng thương hiệu hay linh vật của các công ty, nhà sản xuất trở thành yếu tố tiên quyết để khách hàng nhận ra sản phẩm của họ, dù sản phẩm là rau, đậu hay đồ ăn nhanh, lốp xe, thuốc lá.


Dựa trên những đánh giá về tầm ảnh hưởng, thời gian tồn tại, hình ảnh được nhiều người tiêu dùng nhận biết, trang AdAge.com mới đây đã đưa ra 10 biểu tượng quảng cáo thành công nhất thế kỷ 20.

10. Bò Elsie

Ngày ra mắt: 1939
Năm ra mắt: 1939
Tác giả: Stuart Peabody, giám đốc mảng quảng cáo của công ty sữa Borden.
Hình ảnh nàng bò Elsie sống động được sử dụng để thay thế những bức ảnh nhàm chán mà các công ty sản xuất bơ sữa hay sử dụng. Năm 2000, Elsie đã được vinh danh trong Top 10 biểu tượng quảng cáo của thế kỷ 20.

9. Hổ Tony

Năm ra mắt: 1951
Năm ra mắt: 1951
Tác giả: công ty Leo Burnett.
Sau khi được giới thiệu năm 1951, đến những năm 70 của thế kỷ trước, hổ Tony bắt đầu được "người hóa". Không chỉ là một biểu tượng quảng cáo do người đóng, hổ Tony còn có quốc tịch Mỹ gốc Italy và một gia đình đầy đủ với Hổ bà Tony, Hổ mẹ Tony, con gái Antoinette và con trai Tony "bé", một phiên bản...gầy hơn của Tony và đang là linh vật của công ty Kellogg's Frosted Flakes. Năm 1974, Tony đạt giải "Chú hổ của năm" trong một quảng cáo lấy bối cảnh năm con Hổ của Trung Quốc.

8. Người cao su Michelin

Năm ra mắt: 1898
Năm ra mắt: 1898
Tác giả: ý tưởng ban đầu thuộc về Edouard Michelin, thiết kế cuối cùng do O'Galop và công ty DDB Needham Worldwide thực hiện.
Anh chàng người cao su béo mập trở thành biểu tượng quảng cáo lốp xe được yêu thích nhất trên thế giới. Chàng béo không biết nói, mục đích thể hiện sự khỏe khoắn và lặng thầm. Tên thật của nhân vật này là Bibendum, tiếng Latin nghĩa là "uống cho tới khi cạn", ám chỉ những chiếc lốp sẽ vượt qua mọi thử thách trên đường, đến lúc hoàn thành nhiệm vụ. Trong khi đó từ "michelin" trong tiếng Tây Ban Nha lại có nghĩa "những ngấn mỡ trên người béo".

7. Dì Jemima

Năm ra mắt: 1893
Năm ra mắt: 1893
Tác giả: Chris Rutt và công ty Davis Milling.
Năm 1893, biểu tượng thương mại của công ty Quaker Oats là bức chân dung người phụ nữ da đen đeo tạp dề và quấn chiếc khăn rằn sặc sỡ quanh đầu. Vào những năm 60 của thế kỷ 20, một số khách hàng đã gửi kiến nghị tới công ty để thay biểu trưng đã trở nên cũ kỹ của họ. Quaker Oats đã phải thay đổi hình ảnh tới vài lần và tới năm 1989, Dì Jemima trở thành biểu tượng chính của họ, với hình ảnh một phụ nữ da đen không còn buộc khăn trên đầu, đeo một đôi bông tai ngọc trai.

6. Đầu bếp Bánh bao Pillsbury

Năm ra mắt: 1965
Năm ra mắt: 1965
Tác giả: công ty Leo Burnett.
Đầu bếp bánh bao do Rudy Perz tạo ra năm 1965 khi ông đang ngồi trong bếp nhà mình với suy nghĩ về một chiến lược quảng cáo mới. Perz đã tưởng tượng ra một cái bánh bao nhảy ra khỏi hộp bánh sừng bò Pillsbury. Biểu trung này còn được sản xuất dưới dạng một con búp bê nhựa, cao 17,8 cm dùng để sưu tập. Đầu những năm 1970, Pillsbury "Bánh bao" còn có thêm gia đình với vợ Poppie Fresh, con trai Popper, con gái Bun Bun, ông Popper, bà Mommer, chú Rollie, mèo Biscuit, chó Flapjack.

5. Thỏ Energizer

Năm ra mắt: tháng 10/1989
Năm ra mắt: tháng 10/1989
Tác giả: Chiat/Day.
Thỏ Energizer vốn sử dụng để châm biếm chương trình quảng cáo trên TV của công ty đối thủ Duracell với loại pin có thời gian sử dụng siêu lâu. Sau này, hình ảnh của Thỏ Energizer đã trở nên phổ biến và trở thành Ngài Thỏ (CBO - Chief Bunny Officer) của thương hiệu Energizer. Một số ứng cử viên Tổng thống Mỹ, gồm cả George H. W. Bush (Bush cha) và Howard Dean, đã ví mình với hình ảnh con thỏ và nói họ sẽ "tiếp tục và tiếp tục".

4. Betty Crocker

Năm ra mắt: 1921
Năm ra mắt: 1921
Tác giả: công ty Washburn Crosby.
Nhãn hiệu và biểu tượng truyền thống của General Mill được ra mắt năm 1921 thể hiện một chuyên gia về thực phẩm (hư cấu) và trả lời những câu hỏi của các khách hàng về sản phẩm. Năm 1945, tạp chí Fortune xướng tên Betty Crocker là hình ảnh người phụ nữ Mỹ nổi tiếng xếp thứ hai sau Đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt.

3. Người khổng lồ xanh Jolly

Năm ra mắt: 1928
Năm ra mắt: 1928
Tác giả: công ty đóng chai Minnesota Valley.
Khi công ty trên thuê công ty Leo Burnett sửa sang lại hình ảnh đại diện của họ vào năm 1928 cho dòng sản phẩm rau và đậu đóng lon, biểu tượng một anh chàng khổng lồ trong bộ trang phục toàn lá cây màu xanh đã được sinh ra và nhanh chóng nổi tiếng đến mức năm 1950, nó đã có cái tên chính thức Gã khổng lồ xanh Jolly. Thành phố Minnesota hiện vẫn còn bức tượng cao 16,76m của Jolly và thu hút hơn 10.000 lượt khách thăm quan mỗi năm.

2. Ronald McDonald

Năm ra mắt: 1963
Năm ra mắt: 1963
Tác giả: đại lý độc quyền Oscar của McDonald và phòng quảng cáo của đại lý này.
Theo một cuộc thăm dò của Stunning-stuff.com, Ronald McDonald là hình ảnh đại diện dễ nhận ra nhất, chỉ đứng sau Ông già Noel. Năm 2010, một công ty đã đề nghị hãng McDonald thay biểu trưng vì những lý do liên quan đến trẻ em, nhưng CEO Jim Skinner cho biết ông không có ý định đổi và đang chuẩn bị giới thiệu lại Ronald trong năm 2011.

1. Cao bồi Marlboro

Năm ra mắt: 1955
Năm ra mắt: 1955
Tác giả: công ty Leo Burnett.
Biểu trưng được thiết kế cho ông ty thuốc lá Philip Morris với mục đích ban đầu để khẳng định lại thương hiệu Marlboro trước loại thuốc lá Mild as May dành cho phụ nữ. Mặc dù không được đăng quảng cáo trên các tạp chí cho trẻ vị thành niên, công ty vẫn thu về 5 tỷ USD lợi nhuận năm 1955 và "phi mã" tới 20 tỷ USD vào năm 1957.
Anh Quân (theo CNBC)