Bài đã được xuất bản.: 21/07/2010 18:13 GMT+7
Để được cấp phép quảng cáo ngoài trời, doanh nghiệp phải đi con đường gian nan và nhiều đòi hỏi phi lý. Nghịch lý là, cơ quan quản lý Nhà nước cấp Bộ muốn bỏ thủ tục này nhưng địa phương không nghe. Doanh nghiệp thì lách luật, dẫn tới tình trạng lộn xộn trong quảng cáo ngoài trời.
Để được cấp phép quảng cáo ngoài trời, doanh nghiệp phải đi con đường gian nan và nhiều đòi hỏi phi lý. Nghịch lý là, cơ quan quản lý Nhà nước cấp Bộ muốn bỏ thủ tục này nhưng địa phương không nghe. Doanh nghiệp thì lách luật, dẫn tới tình trạng lộn xộn trong quảng cáo ngoài trời.
Để được cấp phép, phải qua 5 "cửa"Theo Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, quảng cáo ngoài trời ( gồm bảng, biển, pano, băng rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động) chỉ chiếm khoảng 10% doanh số của ngành quảng cáo, nhưng có thể nói lại chiếm đến 95% nguồn lực của bộ máy nhà nước cho việc quản lý. Song, đến nay, trên khắp cả nước, quảng cáo ngoài trời đâu cũng lộn xộn. Trong khi đó, các DN không ngớt kêu ca với cách quản lý như hiện nay gây ra quá nhiều khó khăn và phiền phức.
Các DN cho biết, để có được tấm giấy phép thực hiện quảng cáo ngoài trời là cả một quá trình gian khổ, phải lo rất nhiều thủ tục và giấy tờ. Đường đi của Giấy phép quảng cáo ngoài trời phải trải qua các bước sau:
Trước hết, DN phải có được Hợp đồng thuê vị trí, đất thổ cư, đất ruộng, hoặc nhà (có sổ đỏ, công chứng, đôi khi một vài địa phương còn yêu cầu giấy Đăng ký kết hôn).
Tiếp đến là Bản vẽ thiết kế xây dựng (có dấu của công ty thiết kế đươc phép hành nghề); Sở Xây dựng thẩm định là kết cấu này phù hợp; Sở Quy hoạch Kiến trúc: đồng ý là quy hoạch hợp lý; Sở Giao thông công chính đồng ý không làm ảnh hưởng đến giao thông công cộng hoặc nằm trong giải phân cách; Giấy đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (kể cả đang bán tại VN), giấy phép nhập khẩu của khách hàng thuê làm biển quảng cáo và một số giấy tờ khác tuỳ thuộc vào đòi hỏi của các cơ quan.
Cuối cùng là đến Sở VH-TT&DL kiểm tra cấp phép hoặc từ chối cấp phép.
Biển quảng cáo ngoài trời nối nhau trên trục đường cao tốc Thăng Long - Nội Bải (ảnh Vinaxad)
Một số DN cho biết, họ còn phải đăng ký và chờ được chấp thuận của Sở Công Thương (theo quy định của Luật Thương mại).
Tổng cộng, doanh nghiệp phải chuẩn bị tới hơn 10 loại giấy phép con để xin được cấp giấy phép cho việc lắp đặt bảng quảng cáo ngoài trời. Nhìn vào đống hồ sơ trên, không khác gì thủ tục đầu tư xây mới một công trình khách sạn, nhà cao tầng mặc dù cái biển chỉ vài trăm triệu đồng.
Trên muốn bỏ cấp phép, dưới không nghe
Qua quá nhiều thủ tục, giấy tờ - tưởng như quản lý đã rất chặt chẽ - nhưng từ trước đến nay, những tấm biển quảng cáo ngoài trời gây ra nhiều lộn xộn, làm mất mỹ quan.
Ngay tại 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM, mặc dù quy chế về quảng cáo đã được ban hành khá lâu, phân định rõ trách nhiệm cho các cơ quan chức năng, song, hoạt động quảng cáo vẫn trong tình trạng "mạnh ai nấy làm". Chẳng hạn, hình dáng, kích cỡ không theo quy chuẩn nào.
Số vụ vi phạm về quảng cáo ngày một nhiều, chủ yếu là dựng biển trái phép, không phép, không đúng vị trí, sai kích thước... Thống kê từ Sở VH-TT&DL Hà Nội cho thấy, có hơn 100 biển quảng cáo tấm lớn vi phạm, dựng trái phép diễn ra trên địa bàn Hà Nội trong thời gian dài, vừa rồi mới bị cưỡng chế.Cơ quan chức năng lý giải, nguyên nhân chính của những sai phạm hiện nay là hệ thống pháp luật vẫn thiếu thống nhất và chồng
chéo. DN vừa kêu khó, lại vừa có kẽ hở để lợi dụng lách luật.
chéo. DN vừa kêu khó, lại vừa có kẽ hở để lợi dụng lách luật.
Theo nhiều công ty quảng cáo, để được cấp phép cho một tấm biển quảng cáo, trung bình doanh nghiệp phải đợi tới 2-3 tháng, trong khi hợp đồng với đối tác không thể đợi quá lâu. Chính vì thế, họ đã liều dựng quảng cáo trước, chấp nhận chịu phạt để đúng hợp đồng.
Bản thân các quảng cáo vi phạm sau khi bị cưỡng chế cũng để lại nhiều nhức nhối. Tại Hà Nội, dọc tuyến đường từ Sân bay Nội Bài đến cầu Thăng Long (địa bàn huyện Sóc Sơn và huyện Đông Anh), rất nhiều quảng cáo vi phạm mới đây đã bị Sở VH-TT&DL Hà Nội cưỡng chế, bóc gỡ nội dung, nhưng những chân cọc sắt của các biển này thì đứng hiên ngang, đen ngòm vì hoen gỉ, rất mất mỹ quan.
Trên các phố, quảng cáo ngoài trời đang rất lộn xộn, mất mỹ quan (ảnh quangcaodo)
Lý giải tình trạng này, một cán bộ Sở VH-TT&DL cho biết, họ chỉ khống chế nội dung quảng cáo, còn chân quảng cáo lại thuộc các cơ quan khác như Sở xây dựng, Sở Giao thông Công chính quản lý... Các cơ quan chức năng quản lý theo chuyên ngành, vì vậy họ không thể làm thay được.
Nếu cứ để tình trạng như hiện nay thì sự lộn xộn sẽ không bao giờ chấm dứt. Nhiều ý kiến cho rằng cần có sự đổi mới trong quản lý để đưa quảng cáo ngoài trời đi vào khuôn khổ.
Bản thân Bộ VH-TT&DL - cơ quan quản lý Nhà nước về quảng cáo - đã từng đưa ra giải pháp bãi bỏ giấy phép với quảng cáo ngoài trời, song song đó là đẩy mạnh quy hoạch quảng cáo ở từng địa phương (quy hoạch các khu vực được quảng cáo), xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể cho quảng cáo ngoài trời và tiến hành hậu kiểm mạnh mẽ.
Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam cũng đồng tình và vận động các Sở VH-TT&DL có hành động tương tự, nhưng hầu hết các Sở đều phản đối. Các DN đương nhiên ủng hộ. Song, vấp phải sự phản đối của cấp dưới, cơ quan quản lý đành phải dừng lại.
Chính vì thế, cho đến nay việc đổi mới trong quản lý quảng cáo vẫn không thể diễn ra, tất cả đều dẫm chận tại chỗ và sự lộn xộn vẫn tiếp diễn. Nhiệm vụ quản lý Nhà nước về quảng cáo được nhìn nhận là chưa làm tốt và chưa đủ mạnh để tạo nên bất kỳ sự thay đổi khả dĩ nào.
Trần Thủy